Danh mục lưu trữ: Chia sẻ kỹ thuật

kỹ thuật tách màu trong in lụa

kỹ thuật tách màu trong in lụa

kỹ thuật tách màu trong in lụa là làm bản film in lụa theo từng mảng mà , ưu điểm cũa tách màu cmyk trong corel là dễ chụp bản, dễ kéo lụa , dễ canh khung…..kỹ thuật của thợ canh khunh hay keo không cần cao nhưng có 1 khuyết điểm là mỗi màu là 1 bản nhưng vậy nếu file 10 màu là 10 bản

Nếu in tram thì chỉ cần 4 màu CMYK.

Bạn phải xem trong hình mình vẽ có bao nhieu màu tất cả, ở đây file của tui có 6 màu ( kể cả màu đen ) , các bạn chọn tất cà các đối tượng có cùng 1 màu thành 1 nhóm (group) các bạn tạo thêm 1 trang ngay trong tài liệu mà các bạn đang làm

kỹ thuật tách màu trong in lụa

Sau đó các bạn chọn từng nhóm màu và qua trang 2 paste vào , nó sẽ được paste vào đúng vị trí của nó bên trang 1….và cứ như vậy các bạn lại tạo thêm các trang và lám như vậy cho tới khi tất cả các màu đã xong

Sau đó vào lệnh in khi in thì mình bỏ trang đầu tiên đi vì đây là trang mẫu ,trong lệnh in ta chọn tab PREPRESS sau đó chọn PRINT  REGISTRATION MARKS
Click chọn vào đây để khi in ra nó sẽ in kèm những ký hiệu để làm dấu, để khi canh khung ta chỉ việc canh theo dấu này là chính xác

Nhớ in trên giấy scan bằng máy in laser .


những kiểu áo thun gia đình đẹpđồng phục gia đình đẹp giá rẻáo thun nhóm giá rẻlàm áo lớp giá rẻ

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

kỹ thuật trame hóa hình ảnh được dùng trong in lụa, chúng ta thường thiết kế trên AI hoặc CDR, nhưng khi dùng kỹ thuật tách màu trong in lụa thì chúng ta lại dùng PTS, mà bởi vì in lụa là in màu pha, nên tách trame trong photoshop luôn được dùng.

b1. dùng Flatten để hợp nhất.

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

b2. đưa về kích thước yêu cầu và dpi là 300.

cách tách màu pha trong photoshop

bởi vì in lụa là màu pha, nên với mẫu này, chúng ta tách ra 2 nhóm màu nên ở bước 3 chúng ta tạo màu.

b3. vào New Spot channel ở kênh Channel.

cách tạo hạt tram trong photoshop

sau đó chúng ta lấy màu ở phần biên là màu xanh đen, chúng ta lấy vùng chọn và đổ màu đen

cách tạo hạt tram trong photoshop

còn lại ở phần màu chuyển, chúng ta tạo 1 New Spot channel mới như bước trên, ở đây mình đã tạo sẵn.

các bạn chú ý phần này là màu chuyển sắc, nên không chọn như bình thường, mà chúng ta vào kênh Yellow hoặc Magenta. chọn cái nào cũng được.

cách tạo hạt tram trong photoshop

sau đó chọn tất cả và copy

cách tạo hạt tram trong photoshop

paste vào kênh màu 2.

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

sau đó chỉnh theo màu cho đậm hay nhạt tùy bạn, tới đây các bạn in ra file TIFF/

với phần màu chuyển, bạn cần chuyển về tram, các bước chuyển tram trong bài cách tách màu pha trong photoshop

xưởng in lụa giá rẻ KN nhận in lụa số lượng ít, cung cấp áo thun nhóm đi biển, in áo thun đồng phục giá rẻ

cách tách màu pha trong photoshop

cách tách màu pha trong photoshop

cách tách màu pha trong photoshop sẽ tạo cho tấm hình trở nên sống động hơn vì khi dùng kỹ thuật tách màu trong in lụa này thì cho dù hình có độ phân giải hay màu sắc thế nào ta cũng chỉ cần dùng 4 bản lụa mà thôi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách cách tạo hạt tram trong photoshop bằng kỹ thuật tram. Dưới đây là cách thực hiện tách trame trong photoshop đơn giản mà bạn có thể làm theo.

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

cách tách màu pha trong photoshop

Vì mặc định RGB nên ta chuyển hình sang hệ màu CMYK.

Vào Image >Mode > CMYK Color

kỹ thuật tách màu trong in lụa

Tách các kênh màu riêng biệt: vào bảng Channels > Split Channels

tách trame trong photoshop

Chỉnh sửa từ channel: ta chọn 1 hình đuợc tách ra từ channel màu xanh (Cyan).

Chọn Image>Mode>Bitmap… để chuyển ảnh sang dạng bitmap.

tách trame trong photoshop

Nhập 300 pixels/inch trong ô Output.

Chọn kiểu sử dụng là Halftone Screen trong mục Method Use.

Bảng thông số của Halftone Screen sẽ hiện lên, nhập số vào ô Frequency

Bạn nên lưu ý rằng: muốn tram lớn đánh số lớn, tram nhỏ đánh số nhỏ. Thường thì in lụa bị hạn chế số, với mình chưa bao giờ in quá 120 và tốt nhất chọn 50 đến 60.

cách tạo hạt tram trong corel

Ở đây mình chọn là 50, với góc quay của hạt tram là 0 độ,

hình dạng của hạt tram là hình tròn (Round).

Và đây là kết quả

kỹ thuật trame hóa hình ảnh

Save hình theo định dạng TIFF hoặc PSD, in trên phim nhựa là bạn đã có 1 tấm film để kéo lụa.

– Lặp lại các thao tác trên cho các hình ở các màu M, Y, K còn lại

Chú ý: muốn biết thông số nào đẹp nhất thì bạn phải thử.

xưởng in lụa giá rẻ KN nhận in lụa số lượng ít, nhận làm áo thun nhóm giá rẻ, áo gia đình mùa hè, các kiểu áo lớp đẹp nhất

căng khung lụa thủ công

căng khung lụa thủ công

căng khung lụa thủ công có thể tự làm tại nhà, là rất quan trọng trong quá trình in lụa đối với những xưởng in nhỏ có quy trình in lụa trên vải do lưới in lụa trên vải thường xuyên phải thay

căng khung lụa thủ công

Vật tư chuẩn bị khi căng khung lụa (lưới)

– Khung gỗ hoặc khung nhôm

– Lưới in lụa đã lựa chọn phù hợp với nhu cầu in

– Keo dán lưới

– Đầu kẹp căng lưới

– Bàn chải, thanh gỗ, kéo, máy sấy ….

Tiến hành căng khung lụa (lưới) thủ công

Bước 1: Đặt khung in lên mặt phẳng đồng thời phết keo lên khung 4 thành. Dùng bàn chải lan keo phủ kín thành khung sau đó chờ keo khô tự nhiên 10 đến 15 phút.

Bước 2: Dán lưới lên 2 viền của khung in trước vừa dán vừa trà sát cho lưới tiếp xúc với keo và dính lại.

Bước 3 Với 2 viền khung còn lại làm lần lượt với khổ khung dài trước ngắn sau. Dùng đầu kẹp căng lưới kéo mạnh, kiểm tra khi lực căng vừa đủ thì dừng lại và dùng cây gậy trà vào khung và lưới để cố định lưới.

Bước 4. Tiến hành căng lần lượt với viền còn lại đồng thời chà sát cả viền ngoài cho lưới dính chắc chắn.

Bước 5 Cắt viền lưới cho đẹp dán lưới (có thể sử dụng máy dập ghim để cố định lưới thay keo tuy nhiên rủi ro cao).


xưởng may KN – áo gia đình đi biển đẹp – mẫu áo thun đồng phục đẹp – áo đồng phục nhóm đi biển

Mực in lụa trên vải

Mực in lụa trên vải

Mực in lụa trên vải có khoảng 3 loại mực in lụa trên vải phổ biến nhất là: mực gốc nước (water based ink), mực gốc dầu (plastisol ink) và mực tẩy vải (discharge ink). Trong đó, mực gốc nước và mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hơn trong hướng dẫn cách pha mực in lụa

xem thêm pha mực in lụa trên vải

Mực gốc nước (water based ink)

Mực in lụa trên vải

Đặc điểm:

Nước đóng vai trò là dung môi, dùng để pha loãng hoặc tẩy rửa mực.

Khi in, nước sẽ bay hơi và làm khô mực. Do đó, mực có thể tự khô theo nhiệt độ bình thường hoặc có thể sử dụng máy sấy để giúp mực nhanh khô hơn. Thông thường mực sẽ chết hẳn sau 24 giờ.

Thành phần gồm có: mực trắng (dẻo), mực trong (bóng) và pigment (cốt màu).

Ưu điểm:

Mực sau khi in rất mềm mại

An toàn sức khỏe cho người sử dụng (mực chính hãng)

Nhược điểm:

Do đặc điểm tự khô theo thời gian, nên gây ra hiện bít bản (hay tắc bản).

Mực gốc dầu (plastisol ink)

Mực in lụa trên vải

Đặc điểm:

Mực Plastisol dựa trên PVC (polyvinyl clorua) không sử dụng dung môi nước, là một loại mực in nhiệt dẻo, có nghĩa là nó phải được làm nóng tới nhiệt độ đủ cao để làm cho các phân tử của nhựa PVC và chất làm dẻo cứng lại (sấy).

Nhiệt độ mà mực plastisol thường chín hẳn từ 200-300 độ F.

Mực được pha sẵn thành các màu riêng biệt.

Ưu điểm:

Do đặc tính không “tự khô” nên không gây ra hiện tượng bít bản (tắc bản) trên lưới in.

Độ bám mực trên vải tốt hơn so với mực gốc nước.

Hiệu ứng mực (độ bóng, in nổi,…)  nhiều hơn so với mực gốc nước.

Nhược điểm:

Không tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Ngày nay, mực gốc dầu chia thành 3 cấp độ mực an toàn như:

Cấp 1: Không chì (Lead Free)

Cấp 2: Không Phthalate (Non-Phthalete)

Cấp 3: Không PVC (PVC Free)

Có hiện tượng nhiễm màu vải lên mực.


xưởng may KN – áo gia đình đi biển đẹp – áo thun gia đình đi biển giá rẻ – mẫu áo thun đồng phục đẹp – áo đồng phục nhóm đi biển

cách in lụa trên áo thun

cách in lụa trên áo thun

cách in lụa trên áo thun có thể in được với số lượng lớn, kỹ thuật in lụa trên vải cho chất lượng sản phẩn rất cao mà chi phí bỏ ra rất rẻ so với những kiểu in khác.

cách in lụa trên áo thun

vậy in lụa áo thun là gì và các bước làm như sau :

cách in lụa trên áo thun

1. Thiết kế

Sau khi nhận được đơn đặt hàng, hình in những mẫu áo nhóm đẹp sẽ được chuyên viên kỹ thuật sử dụng các phần mềm chuyên dụng thiết kế lên hình in như: CorelDRAW, AI… tiếp đến là công đoạn tách màu để chuẩn bị ra can.

2. Ra can

Đây là khâu tiếp theo trong quy trình in, ở khâu này đòi hỏi phải tuân thủ các bước kiểm tra thật kỹ để tránh sai hỏng.

3. Chụp bản

Muốn có hình in áo gia đình đi biển đẹp thì bản chụp trước tiên phải chuẩn, đẹp, nét và bền.

4. In lụa trên áo thun

Có nhiều cách khác nhau để áp dụng in lụa trên áo thun (in lưới trên áo thun) như in thủ công chủ yếu bằng tay, in bán thủ công (có sự hỗ trợ 50% của máy) và in bằng máy in tự động.

5. Thành phẩm

Đây là tất cả các công đoạn sau in như sấy khô sản phẩm, thu sản phẩm, đóng gói và giao hàng.

Kỹ thuật in lụa trên vải

Kỹ thuật in lụa trên vải

Kỹ thuật in lụa trên vải rất đang dạng và phong phú. Với những hiểu biết thông thường đa phần mọi người sẽ sử dụng in lụa với những kỹ thuật in đơn giản trên mực nước và mực cao su.

Tuy nhiên có rất nhiều những kỹ thuật khác nhau có thể áp dụng, khai thác cách in lụa trên áo thun, nhằm tăng giá trị về mặt thẩm mỹ cũng như công nghệ cho sản phẩm in.

Kỹ thuật in lụa trên vải

1. Kỹ thuật in lụa trên vải bằng mực nước

Đây là kỹ thuật in lụa sử dụng mực nước, một loại mực giá khá rẻ, dùng để in những sản phẩm trên vải có giá thành thấp.

2. Kỹ thuật in lụa trên vải bằng mực cao su

Kỹ thuật này sử dụng mực in là mực cao su, mực này rất đang dạng và phong phú. Mực này sử dụng cho hầu hết các phân khúc, để ứng dụng tốt nhất vài chục loại mực cao su này người sử dụng cần có hiểu biết thật kỹ và khoa học về dòng mực này.

3. Kỹ thuật in mực nứt (crack base) trên vải

Đây là kỹ thuật mà sau khi sản phẩm sẽ tự nứt ra, tạo hiệu ứng nứt gẫy thẩm mỹ trên bề mặt hình in.

4. Kỹ thuật sử dụng foil trên vải

Foil được coi là một kỹ thuật khá đặc biệt, kỹ thuật này tạo một bề mặt in có độ sáng, độ bóng, độ óng ánh mà những loại mực thông thường không tạo được.

5. Kỹ thuật in nhũ trên vải

Thông thường ta có thể in một số loại nhũ như nhũ vàng, nhũ bạc, kim tuyến, camay.

6. Kỹ thuật in tẩy mầu (discharge)

Kỹ thuật in này thường sử dụng với vải bò (jean) do có độ bám cao, rất bền và chịu được quá trình wash sau may của sản phẩm quần áo jean.

7. Kỹ thuật in tram trên vải

Kỹ thuật này giúp ta có thể in những hình ảnh dạng ảnh bình thường lên vải.

8. Kỹ thuật in nổi trên vải

Kỹ thuật in nổi trên vải sẽ tạo những phần tử in nổi, tạo cảm giác 3D cho sản phẩm. Kỹ thuật này khi kết hợp với nhiều kỹ thuật in khác sẽ tạo hiệu ứng thị giác đặc biệt và nổi bật.

9. Kỹ thuật in nhung trên vải

Kỹ thuật này giúp tạo những hình ảnh dạng nhung trên vải. Thông thường ta có 2 loại nhung là nhung đen và nhung đỏ.

10. Kỹ thuật in lụa trên vải bằng mực cao thành

Khi áp dụng kỹ thuật in này phần tử in sẽ cao và đứng thành, tạo cảm giác 3D. Kỹ thuật này thường sử dụng để in những dạng logo nhỏ cho các thương hiệu quần áo.


xưởng may KN – đồng phục gia đình đẹp giá rẻ – những kiểu áo thun gia đình đẹp – áo thun nhóm đẹp – xưởng may áo đồng phục

hướng dẫn cách pha mực in lụa

hướng dẫn cách pha mực in lụa

hướng dẫn cách pha mực in lụa là một bước quan trọng trong quy trình làm áo thun nhóm giá rẻ hay in áo thun đồng phục lớp. Chúng ta cần quan tâm tới các vấn đề sau.

Gốc mực

Muốn biết cách pha màu mực như thế nào mới chính xác và phù hợp thì phải xem mực của bạn có gốc nào. Hiện có hai loại mực là mực gốc nước và mực gốc dầu.

Mực gốc nước là loại mực có nguồn gốc từ thiên nhiên. Có thể hòa tan được ở trong nước.

Mực gốc dầu là được điều chế từ dầu mỏ. Có mùi dầu đặc trưng và đậm nhẹ tùy theo loại. Loại mực này bền màu, tươi sáng hơn so với mực gốc nước. Mực gốc dầu không hòa tan được trong nước.

Thường khi sử dụng không thể trộn 2 gốc mực này lại với nhau. Bởi vì chúng có những tính chất, đặc điểm khác nhau nên không hòa lẫn vào với nhau.

hướng dẫn cách pha mực in lụa

Màu gốc

Mực pha màu sẵn

Loại mực pha sẵn này thường là mực gốc dầu. Khi sử dụng loại mực này khá tiện lợi. Bởi vì các nhà sản xuất đã pha sẵn màu rồi nên khi cần chỉ có việc dùng và in thôi. Còn trong trường hợp muốn sử dụng một màu thứ ba thì lại tiết tục trộn hai màu có sẵn lại với nhau.

Mực và màu riêng

Theo cách làm này thì thường sẽ dùng để pha mực gốc nước. Cũng là mực đã được pha sẵn với phần màu được để ở ngoài theo một mức độ được quy định sẵn. Khi in, người dùng có thể in được 2 loại là bóng (trong suốt) và trắng dẻo (không màu). Khi cần sử dụng màu sắc in sẽ pha màu vào hai loại này. Nếu như pha với bóng thì màu sắc sẽ tươi hơn còn pha với trắng dẻo thì màu sắc sẽ đục, xỉn màu hơn.

Pha mực pigment và nguyên liệu gốc

Loại mực này thường là mực gốc nước; dành cho những ơn vị có nhu cầu in ấn trên chất liệu vải. Những người có kỹ thuật pha màu thì họ sẽ mua toàn bộ nguyên liệu thô về và tự pha màu. Sau khi pha vào nước, thêm chất cầm màu và chất tăng bám thì sẽ có được loại mực tương tự như loại mực và màu riêng.

Những lưu ý cần nắm khi pha mực màu in

Đây vừa là những lưu ý nhưng cũng vừa là những nguyên tắc mà người thợ pha màu mực in cần nhớ. Bởi chỉ từ những điều cơ bản như thế thôi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu được cuối cùng.

hướng dẫn cách pha mực in lụa

Dùng ít màu gốc và chất gốc càng tốt

Càng ít thứ thì sẽ càng dễ nhớ. Càng nhiều thứ thì càng dễ gây nhầm lẫn và nhiều khi không tạo được điểm nhấn đặc trưng. Đối với pha màu cũng thế, nếu bạn pha từ nhiều màu quá thì mực cũng sẽ có xu hướng thay đổi. Hơn nữa lại dễ quên công thức. Lỡ có trường hợp cần dùng lại đúng màu đó thì muốn pha lại cũng khó. Hơn nữa, mực màu suy cho cùng cũng là hóa chất, dùng nhiều hóa chất chắc chắn không có lợi nhiều rồi.

Pha nhạt hơn so với màu đích

Nếu như bạn pha màu nhạt hơn thì sẽ dễ xử lý hơn sau đó nếu như có vấn đề gì xảy ra. Bởi vì khi pha màu, nhiều khi nhìn màu ở lúc này thì khác nhưng khi đưa lên bề mặt sản phẩm, sau khi in lại khác.

Hơn nữa, khi in trên một số loại chất liệu, đa số các loại mực có khả năng làm đổi màu và làm đậm màu lên. Thế nên nếu có pha nhạt thì lên chất liệu là vừa. Còn nếu pha vừa đúng như màu đích thì nhiều khi kết quả nhận được lại là một màu khác.

Chú ý đến ánh sáng khi pha màu

Ánh sáng đối với những người thợ pha màu rất quan trọng. Nó giúp ọ nhìn thấy rõ tông màu mà mình đang pha. Tốt nhất đó là ánh sáng mặt trời, nó sẽ thật hơn nhiều. Hoặc đối với những người chuyên nghiệp hơn thì có thể dùng máy so ánh sáng để hỗ trợ việc pha màu.

Không quên ghi chép tỉ lệ pha màu

Điều này thực sự có ý nghĩa nếu như muốn pha lại đúng màu sắc đó cho lần sau. Đã có không ít trường hợp các đơn vị cung cấp màu in không cung cấp đúng màu sắc như trước đó gây ảnh hưởng đến uy tín đơn vị. Hơn nữa, việc ghi chép này giúp bạn thu giữ được kinh nghiệm pha mực màu in. Có sự so sánh giữa các mày sắc để ngày càng tiến bộ, phát triển hơn.

cách pha màu in lụa

cách pha màu in lụa

cách pha màu in lụa rất quan trọng để có thể có được cách pha mực in lụa in như ý phục vụ cho việc in ấn cần rất nhiều yếu tố cấu thành. Trong đó chắc chắn phải là mực và màu.

Phương pháp hướng dẫn cách pha mực in lụa trong công nghệ in lụa

Hiện nay, nói về cách cách pha mực nhũ in lụa trong công nghệ in lụa trên vải làm áo thun nhóm giá rẻ thì có hai phương pháp tạo màu chủ yếu là:

Tổng hợp màu cộng: Tạo màu mới bằng cách pha trộn các ánh sáng có màu.

Tổng hợp màu trừ: Tạo màu mới bằng cách pha trộn các vật thể có màu

cách pha màu in lụa

Nguyên tắc cách pha màu mực in trong công nghệ in lụa

Trên một vòng tròn màu, 2 màu bù sẽ đối nhau 180 độ, nghĩa là sẽ nằm ở hai cực đối diện; còn những màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn. Khi hai màu càng nằm cách xa nhau, pha với nhau thì màu mới sẽ càng tối. Tương tự, nếu pha hau màu càng nằm gần nhau trên vòng màu thì màu mới sẽ càng sáng.

Khi cần pha được một màu tối thì cần phải pha thêm màu đen. Song cũng nên chú ý về số lượng màu đen sẽ pha tùy mức độ làm tối màu. Còn khi cần làm sáng màu thì lại cần pha lạt mực đậm.

cách pha mực nước in lụa trong công nghệ in lụa

Khi pha hai màu lại với nhau có cùng liều lượng, màu nào đậm hơn thì sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sắc của màu mới.

Khi ta pha các màu đậm với nhau thì ta sẽ được màu đậm hơn, sâu hơn. Còn khi pha các màu nhạt sáng hơn thì sẽ được một màu sáng trong hơn.
Khi pha mực màu vào với mực trắng thì sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó. Nếu đó là màu mực trắng trong thì sẽ được sắc thái sáng trong còn nếu màu mực trắng đục thì sẽ được các màu phủ.

cách pha màu in lụa

Khi pha hai màu mực đậm và lạt thì nên cho mực đậm vào mực lạt dần dần.

Trên thực tế thì việc pha màu không được khuyến khích, nên hạn chế. Bởi vì thông thường mực in cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Tiêu chuẩn về độ đậm đặc, độ khô, độ trong hay độ bền,… Nhưng khi bạn pha màu thì những tính chất này cũng sẽ bị giảm đi đáng kể. Vì thế nếu cần thiết thì nên gửi mực màu đến những cơ sở sản xuất chuyên nghiệp để chế sẵn.

Trên đây là một số gợi ý về kỹ thuật pha mực trong công nghệ in lụa. Chúng tôi hy vọng khách hàng đã có một cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về ngành nghề in ấn. Nếu có nhu cầu in áo thun thì khách hàng có thể liên hệ với KN. Chúng tôi nhận in lụa trên áo số lượng ít

Ngoài ra khi anh em in lụa, có nhu cầu sử dụng file corel thiết kế áo thun, vui lòng liên hệ KN nhé.

xưởng in lụa giá rẻ

xưởng in lụa giá rẻ

xưởng in lụa giá rẻ KN đảm bảo chất lượng luôn là xưởng in kéo lụa uy tín được nhiều khách hàng lựa chọn. Đến với in lụa gia công trên vải KN bạn sẽ được sở hữu những sản phẩm áo thun nhóm giá rẻ hay mẫu áo thun đồng phục đẹp sau khi in với thiết kế độc đáo, đẹp mắt, giá thành tốt nhất, cam kết mang lại sự ưng ý dành cho khách hàng.

xưởng in lụa giá rẻ

Dịch vụ tại xưởng in lụa chất lượng cao KN.

Đến với xưởng in lụa KN khách hàng được trải nghiệm những dịch vụ tốt nhất mà chúng tôi mang lại như:

– Dịch vụ in lụa số lượng ít trên áo thun với nhiều loại chất liệu khác nhau như: polyeste, lụa, cotton, vải pha sợi…

– Dịch vụ in trên các sản phẩm quà tặng: bút, giày dép, balo, túi xách, gối, gốm sứ, thủy tinh

– Dịch vụ in lụa trên vải tphcm theo yêu cầu của khách hàng.

Các dịch vụ tại xưởng in lụa KN đa dạng phong phú nhằm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.

– Sử dụng loại mực in cao cấp, bền màu không gây độc hại.

– Qui trình in ấn khép kín, chất lượng luôn luôn được đảm bảo

– Tiến độ đúng hẹn theo yêu cầu, có thể in gấp từ 1 – 3 ngày